Rượu trắng đã xuất hiện từ rất lâu đời trên đất nước Việt Nam, là loại rượu được lên men và chưng cất theo phương pháp thủ công từ các loại ngũ cốc kết hợp với men rượu. Phải trải qua qua trình nấu cơm rượu – lên men – chưng cất mới có được thành phẩm là những mẻ rượu nguyên chất, thơm ngon, đậm vị.
Cái tên rượu trắng được hiểu như thế nào?
Rượu trắng là tên gọi chung của các loại rượu được nấu từ gạo và bánh men, trải qua quá trình lên men và chưng cất theo phương pháp thủ công trong dân gian. Mỗi một địa phương sẽ có cách gọi tên khác nhau, chẳng hạn như rượu Bàu Đá (Bình Định), rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn),….
Để có thể lưu truyền được cái tên của loại rượu ấy cho tới thời điểm này, chắc chắn là ông bà ta đã vô cùng tâm huyết trong việc truyền đạt cho các đời sau. Dòng rượu này xứng đáng được ghi nhận vào danh sách những cái tên làm nên giá trị lịch sử lâu đời.
Sở dĩ được gọi là rượu trắng bởi vì các nguyên liệu trên thị trường được người ta dùng để nấu rượu, có một điểm chung đó hoàn toàn là tinh bột màu trắng. Lý do mà mọi người biết đến và công nhận cái tên này, bởi vì nhận thấy cấu tạo của nó là một loại chất lỏng có độ tinh khiết cao, bên cạnh đó, nó không bị pha lẫn với bất kỳ thứ tạp chất nào khác.
Nguồn gốc và quá trình hình thành của rượu gạo trắng
Đầu tiên, Việt Nam không phải là một đất nước có ngành công nghiệp rượu phát triển mạnh mẽ, do đó cách sơ khai nhất của việc sản xuất này là bằng phương pháp thủ công. Nhưng dần dần nhu cầu của mọi người về sản phẩm rượu trắng quá cao, không thể nào đáp ứng được nếu không có sự hỗ trợ của máy móc.
Mặt khác, rượu trắng góp phần vào việc thúc đẩy và hình thành kinh tế nước ta lúc bấy giờ, do đó chính phủ đã cố gắng tìm tòi và bổ sung thêm các nhà máy sản xuất rượu. Tuy nhiên, không ai có thể ngờ được rằng, việc sử dụng rượu không kiểm soát liều lượng đã gây ra các tình hình tệ nạn như hiện tại.
Nhưng bất kỳ vấn đề nào cũng sẽ có mặt lợi và mặt hại của nó, ban đầu người ta sản xuất và buôn bán rượu với mục đích là cung cấp một sản phẩm có lợi ích như sau: Hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển ổn định, tạo độ ấm cho cơ thể vào những ngày mùa đông lạnh lẽo, làm ấm cổ họng, giảm ho khan,…
Rượu trắng không phải là một sản phẩm xấu, mà nó là một sản phẩm mang tính hai mặt, có lợi hay bất lợi cho người dùng là tùy thuộc vào cách sử dụng. Do đó, những người sử dụng đúng, vẫn được khuyến khích cho đến ngày nay và khiến cho loại rượu này trở nên phổ biến trên thị trường.
Những nguyên liệu dùng để điều chế ra rượu trắng
Để có thể thành công tạo ra một mẻ rượu trắng đạt tiêu chuẩn, cần rất nhiều sự kết hợp giữa gạo, nếp, men, đường và một số loại nguyên liệu khác. Mỗi một gia đình, địa phương, sẽ có những bí quyết riêng, tuy nhiên họ đều mong muốn cho ra thành phẩm vừa miệng nhất.
Có thể lựa chọn gạo hoặc nếp để nấu
Những nguyên liệu dùng để điều chế ra rượu trắng rất đơn giản, có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu. Nguyên liệu chính bao gồm các loại ngũ cốc có hàm lượng tinh bột cao như gạo tẻ, gạo lứt, gạo nếp, ngô, sắn, hạt mít, hạt dẻ, hạt bo bo,…
Các loại gạo nếp như nếp cái hoa vàng, nếp ba tháng, nếp rồi, nếu bỏ, nếp sống, nếp quả, nếp tiêu,… Đã phần nào phản ánh nguyên liệu dùng để nấu rượu vô cùng đa dạng và đôi khi là sự kén chọn của các nghệ nhân làm rượu.
Rượu trắng nấu bằng các loại gạo tẻ thường mang tính phổ thông, vùng miền nào cũng có thể sản xuất và tiêu thụ được. Và một số loại gạo tẻ ngon luôn được lựa chọn để nấu rượu như gạo co, gạo trì , gạo tứ quý, gạo nhe, gạo bắc thơm, gạo cao tám, gạo nàng hương,… vẫn chắt lọc được chén rượu quý đậm đà hương vị.
Hình thành men rượu cơ bản
Men rượu còn được chế biến từ nhiều loại thảo dược khác nhau như quế chi, hồi, thạch xương bồ, xuyên khung, rễ ớt, cam thảo,… Theo những công thức và bí quyết riêng của gia đình mà đã cho ra những hương vị độc nhất vô nhị. Lưu ý, cần chọn men chất lượng, không mốc, không bẩn.
Bởi vì men rượu và kháp rượu chính là các yếu tố quyết định chất lượng của sản phẩm rượu. Do đó, quy trình ủ men và nấu rượu trắng là cực kỳ quan trọng, đòi hỏi là người nấu phải có tay nghề công phu, kinh nghiệm phong phú.
Quy trình hướng dẫn sản xuất rượu chi tiết
Rượu trắng – loại rượu truyền thống của đất nước Việt Nam, được sản xuất trong một quy trình khá cầu kỳ. Mỗi một người nấu rượu đều sở hữu cho mình những bí quyết, công thức riêng, bởi thế nên hương vị rượu của mỗi người sẽ khác nhau.
Để nấu lên được những mẻ rượu thơm ngon, đòi hỏi người nấu rượu phải thật tỉ mỉ và kiên nhẫn trong một vài công đoạn quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu cách nấu rượu trắng thơm ngon, an toàn và chuẩn vị nhất ngay dưới đây nhé!
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
Nguyên liệu chính là một trong những yếu tố để góp phần tạo ra thành công, một hương vị rượu trắng thơm ngon, chuẩn vị nhất. Chính vì vậy, ở công đoạn này mọi người phải chuẩn bị thật kỹ càng. Lựa chọn các nguyên liệu phù hợp nhất, chất lượng nhất.
Đầu tiên là phải chọn nguyên liệu là gạo và men. Thông thường rượu trắng sẽ được nấu theo hai loại gạo phổ thông là gạo nếp và gạo tẻ. Nấu rượu bằng gạo nếp sẽ cho ra thành phẩm đậm, thơm, ngọt và có cảm giác cay nồng hơn. Còn với gạo tẻ thì không thơm ngon bằng, chính vì vậy giá thành của hai loại rượu này có phần chênh lệch.
Tiếp đến, ngâm gạo và rửa hết cặn bẩn bám trên hạt gạo, làm cho hạt gạo tơi xốp và trương phồng sau đó đổ vào nồi to để lấy cơm rượu. Lưu ý nên lựa chọn những loại gạo đã xát bỏ vỏ trấu và giữ lại vỏ cám. Vì vỏ cám chứa rất hàm lượng vitamin B1 rất tốt cho sức khỏe, giúp cho hương vị của rượu sẽ đậm đà hơn.
Lúc này, đổ nước theo tỷ lệ 1:1, hướng đến mục đích làm chín hạt gạo hồ hóa tinh bột gạo giúp vi sinh vật dễ lên men rượu. Nếu như bỏ qua công đoạn này, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ủ men sau đó.
Bước 2: Nấu rượu trắng
Sau khi đã tạo nên sản phẩm lên men, tiếp tục cho hỗn hợp vào nồi chưng cất, để rượu bay hơi. Lưu ý là trên miệng nồi nên lắp thêm một ống nhỏ để dẫn hơi rượu và một phần hơi nước trong quá trình nấu với nhiệt độ cao.
Lấy ống dẫn dài và một phần lớn độ dài của ống, ngâm chúng trong nước lạnh để hơi rượu ngưng tụ thành giọt lỏng chảy vào bình đựng rượu. Nếu nhu cầu của bạn là lấy rượu đậm đặc thì ta sẽ thu được “rượu nước đầu”, có nồng độ cao nhất. Thông thường thì 15 lít gạo sẽ được khoảng 5 lít rượu có nồng độ cao trung bình từ 60- 65 độ.
Bước 3: Hoàn thành sản phẩm rượu trắng
Những nước rượu cuối, thường rất nhẹ và có nồng độ thấp do chứa nước nhiều, đục màu do quá trình vo gạo, được sử dụng làm dấm, để không làm hư cốt rượu nguyên chất tạo ra trước đó. Công đoạn này đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật cũng như là sự chuyên tâm từ đầu cho đến cuối.
Chỉ cần một phút lơ là thì có thể khiến cho cả mẻ rượu bị hư và tốn nhiều chi phí. Do đó không phải ai có công thức cũng có thể thành công nấu rượu trắng, nó còn đòi hỏi rất nhiều ở cái tâm và cái tầm của người làm.
Phải dành hết tâm huyết thì mẻ rượu trắng làm ra mới thơm ngon và đủ chất lượng. Những người làm rượu cũng được xem như là những nghệ nhân nổi tiếng của Việt Nam, bởi vì không phải ai cũng có thể lưu truyền và gìn giữ nó cho đến thời điểm này.
Tổng hợp một số dòng rượu phổ biến
Để nói về các dòng rượu trắng trên thị trường hiện nay, rất đa dạng, rất phổ biến. Bởi vì nhu cầu sử dụng của con người ngày một được nâng cao, cũng như là khả năng chu cấp kinh tế ổn định hơn. Nên mọi người bắt đầu yêu cầu mẫu mã, thương hiệu, hương vị trở nên chất lượng hơn rất nhiều so với trước đây.
Rượu gạo trắng
Một trong những điểm đặc biệt tạo nên tiếng tăm của rượu gạo trắng đó là thành phần axit đậm đặc. Mang yếu tố tạo vị chính trong rượu gạo, mặc dù có giá thành thấp hơn những loại rượu trắng khác. Nhưng khi so về chất lượng, hương vị, độ đậm đà cũng không thua kém là bao.
Bên cạnh đó, rượu gạo trắng có thể hỗ trợ làm cho xương chắc khỏe, hạn chế lão hóa da, điều vị món ăn. Ngoài ra, ta hoàn toàn có thể sử dụng loại rượu có giá thành thấp này để khử mùi tanh của một số loại thực phẩm như cá, gà, vịt,… rất hiệu quả.
Rượu nếp trắng
Cụm từ rượu nếp trắng chắc chắn đã không còn xa lạ đối với người Việt Nam ta, bởi vì trong tất cả các dịp lễ tết, đám giỗ, đám cưới ta đều bắt gặp sự góp mặt của loại rượu này. Không chỉ vậy, khi nhắc đến rượu nếp trắng nó được xem như là một trong những nét nổi bật văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Là một loại rượu trắng cơ bản, đơn giản, vẫn giữ được hương vị truyền thống suốt bao năm trôi qua. Rượu có hương thơm đặc trưng từ nếp, được chưng cất ở nồng độ 45 độ, giữ được hương vị thanh ngọt của nguyên liệu. Một cảm giác thanh khiết lạ thường, không bị pha lẫn với bất kỳ loại rượu khác.
Hơn hết, giá thành của rượu trắng cũng là một ưu điểm để mọi người lựa chọn, giá rất phải chăng và hợp lý với hầu bao của nhiều đối tượng. Tổng hợp lại, có quá nhiều lý do để nó tồn tại đến tận bây giờ dù không sử dụng bất kỳ phương thức quảng cáo nào.
Kết luận
Trên thực tế, ta có thể nhận thấy rượu trắng có rất nhiều lợi ích và chức năng mang đến cho đời sống. Kết hợp với việc giá thành phải chăng, đã giúp cho loại thức uống có cồn này trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại các hộ gia đình Việt.