Rượu chuối hột không chỉ được biết đến như một loại rượu thông thường mà còn mang nhiều ý nghĩa đối với người dân xứ Việt. Nó sở hữu một hương vị đậm đà mang tính đặc trưng của dân tộc nhưng đồng thời cũng rất phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Xuất xứ của rượu chuối hột
Chuối hột là loại cây thân thuộc với con người Việt Nam và mọc hoang dại khắp nơi từ vùng trung du đến đồng bằng. Loài thực vật này có thể sống trong nhiều điều kiện khác nhau nên rất dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Từ quả đến thân chuối đều có thể chế biến thành thức ăn của con người, đặc biệt là dân tộc Khơ – me.
Đúng với tên gọi của nó, chuối hột sở hữu vẻ ngoài khá to, dày và có rất nhiều hột lớn bên trong. Khác với những loại chuối thông thường, chuối hột có vị khá chát nên được dùng để ngâm rượu là chính. Rượu chuối hột khi ngâm sẽ tạo ra một sắc màu khá giống với màu cánh gián và có mùi vị thanh tao.
Với đặc tính chứa nhiều nhựa bên trong thân chuối, nó có khả năng chữa nhiều loại bệnh phổ biến ở con người. Loại chuối này đặc biệt được người dân Khơ-me ưa thích và xem trọng trong đời sống hằng ngày. Thậm chí các thành phẩm từ rượu chuối chỉ được dùng để đãi khách quý hoặc trong các bữa tiệc linh đình.
Chuối hột được phân làm 2 loại chính là chuối hột rừng và chuối hột nhà. Đa phần, người ta thường ngâm rượu chuối hột rừng bởi nó chứa nhiều tinh dầu và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho cơ thể con người.
Uống rượu chuối hột có lợi ích gì?
Không chỉ đơn thuần là một loại rượu được nhấm nháp trong mỗi bữa tiệc, rượu chuối hột còn được mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như đời sống thường nhật của con người. Hãy cùng nhau điểm qua những ưu điểm đắt giá của loại rượu truyền thống này:
Giúp chữa những căn bệnh về thận
Công dụng đầu tiên không thể không nhắc đến đó chính là việc chữa các căn bệnh liên quan đến cơ quan thận. Hột của chuối có công dụng đẩy lùi bệnh sỏi thận và làm thuyên giảm các dấu hiệu cũng như nỗi đau mà người bệnh phải gánh chịu bởi các chất dinh dưỡng bên trong.
Trước đây người ta thường tách riêng hột rồi sắc nước uống, nhưng bây giờ, chúng ta có thể dùng luôn để ngâm rượu. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng một cốc nhỏ hai lần vào bữa trưa và bữa tối. Liên tục trong vòng 3 tháng, tình trạng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Cứu các khớp xương đang kêu gào của bạn
Với công dụng này, bạn có thể lựa chọn uống hoặc thoa ngoài da đều được. Rượu chuối hột ấm nóng có thể giúp cho các khớp xương đỡ đau nhức hơn. Các hợp chất có trong rượu sẽ thấm sâu vào cơ thể, khiến tuần hoàn máu ổn định cũng như cải thiện tình trạng xương khớp.
Còn nếu bạn chọn cách uống trực tiếp thì bạn chỉ nên uống mỗi ngày một cốc nhỏ là đủ. Hãy dùng liên tục mỗi ngày để tình trạng khớp có chuyển biến tốt trong thời gian ngắn nhất. Lưu ý chỉ nên uống 1 cốc mỗi ngày vì nếu lạm dụng nhiều sẽ gây ra một số tác dụng phụ đáng sợ.
Công dụng chữa bệnh tiêu hóa tuyệt vời của rượu chuối hột
Chuối hột còn được biết đến như vị thuốc quý, giúp chữa các bệnh liên quan đến dạ dày. Uống rượu chuối hột sẽ kích thích hệ tiêu hóa, giúp bạn có cảm giác thèm ăn và cảm thấy ngon miệng khi ăn uống.
Ngoài ra loại rượu này còn giúp đẩy lùi bệnh táo bón khi ăn quá nhiều đồ cay nóng trong một thời điểm nhất định. Việc sử dụng rượu cần phải canh chỉnh theo liều lượng thích hợp. Nếu biết cách sử dụng thì loại rượu này sẽ đem lại nhiều công dụng tốt hơn ta tưởng.
Ngâm rượu bằng chuối hột có dễ không?
Ngâm rượu chuối không hề khó nếu bạn nắm bắt được các trình tự và một số mẹo nhỏ từ dân gian. Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết được tham khảo từ lời khuyên của các chuyên gia để tạo ra một lọ rượu ưng ý nhất.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi làm rượu chuối hột
Đầu tiên, nguyên liệu chính không thể không có đó chính là chuối hột. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể tìm mua chuối với số lượng phù hợp. Với 1 ký chuối hột, chúng ta có thể tạo ra khoảng 3 lít rượu trắng nguyên cốt.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị một bình thủy tinh có sức chứa lớn hơn 3 lít để phòng trường hợp rượu ngâm ra thêm nhiều nước. Đồng thời cũng nên lưu ý chọn loại bình có khả năng đóng kín để rượu không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
Các bước ngâm rượu chuối hột
Bước đầu tiên, chúng ta cần phải sơ chế chuối hột bằng cách làm sạch và tách riêng từng trái. Chỉ nên giữ lại những quả còn tươi mới và bỏ đi phần cùi không cần thiết. Ngâm với nước muối tầm 5 phút để loại bỏ sạch bụi bẩn. Để ráo và dùng dao cắt chuối thành từng lát nhỏ nhằm giúp các chất dinh dưỡng trong chuối nhanh lan ra.
Chuối sau khi được cắt ra thì sắp lên các mẹt tròn phơi khô, nên che lại bằng khăn mỏng để tránh ruồi nhặng hay bụi bẩn bay vào. Phơi từ 5-7 ngày, đến khi từng lát chuối chuyển sang nâu sẫm và khô lại. Dùng chảo đảo chuối liên tục đến khi khô nước và canh cho đến khi chuối săn lại thì tắt bếp.
Lúc này, bạn hãy lấy bình đựng rượu tráng sơ với nước sôi sau đó lau khô. Sắp từng lát chuối vào bình và đổ rượu trắng vào ngập ⅔ bình rồi đóng chặt nắp. Bạn cần lưu ý để rượu ở nơi khô ráo để đảm bảo được thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Rượu chuối hột sau khi ngâm 3-4 tháng sẽ chuyển sang màu nâu đậm và có hương thơm nồng. Mùi rượu lúc này sẽ có hương vị thanh tao, tinh tế bởi sự kết hợp độc đáo của vị đắng từ rượu và vị chát nhẹ từ chuối.
Những lưu ý khi ngâm rượu
Đối với chuối, nên chọn loại chuối vừa chín tới, không mua chuối quá non hay quá chín. Vì chuối còn quá non thì sẽ chát khiến rượu có vị chát nặng, còn chuối quá chín thì dễ bị nát và làm đục màu rượu. Đặc biệt, hãy chọn chuối hột rừng vì nó nhiều hạt và tinh dầu hơn giúp gia tăng hương vị của rượu.
Khi chọn rượu trắng, có thể chọn nhiều loại như rượu gạo hay nếp, nhưng ngon nhất vẫn là rượu nguyên chất, không bị pha tạp. Nồng độ cồn rơi vào khoảng 42 – 47 độ là hợp lý nhất để không phá hủy các thành phần ngâm rượu.
Đối với bình đựng rượu, nên chọn những loại bình bằng thủy tinh, sành hay sứ. Đừng chọn những chiếc bình bằng nhựa kém chất lượng vì trong quá trình rượu lên men sẽ tỏa ra một lượng nhiệt nhất định khiến bình bị chảy ra.
Có thể ngâm chung rượu chuối hột với những gì?
Rượu chuối hột là một trong những loại rượu phổ biến ở Việt Nam và được ưa chuộng bởi vị hương vị thơm ngon khó cưỡng. Đặc biệt, nếu biết cách kết kết hợp chúng với các nguyên khác thì sẽ càng làm tăng độ thơm, béo và ngọt bùi của rượu.
Ngâm rượu với ba kích
Khi kết hợp ngâm rượu chuối với ba kích sẽ cho ra một thành phẩm ngon ngất ngây. Đây là phương pháp ngâm rượu được nhiều người tin dùng nhất bởi hương vị đặc trưng của ba kích hòa cùng vị đắng nhẹ của chuối. Sự hòa quyện độc đáo này mang đến một hương thơm ngào ngạt, khiến người uống nhớ mãi không quên.
Ngâm chung rượu chuối hột với táo mèo
Táo mèo cũng là một trong những nguyên liệu mà mọi người thường thấy trong đời sống. Nhưng sẽ ra sao nếu kết hợp chuối hột và táo mèo? Một bình rượu vừa có vị chát xen lẫn hương thơm ngọt ngào của thiên nhiên sẽ khiến bạn hối tiếc vì không biết đến sớm hơn.
Bạn nên lựa loại táo mèo còn tươi mới thay vì những loại đã có dấu hiệu cũ và sắp hỏng. Bởi lẽ đặc trưng của táo sẽ phát huy hết tác dụng khi ở độ tươi nhất định. Các chất dinh dưỡng trong loại thực phẩm này tiết ra sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn.
Kết hợp rượu chuối hột với hà thủ ô là lựa chọn hoàn hảo
Hà thủ ô thường được biết đến với công dụng làm đen tóc nhưng nếu kết hợp với chuối hột thì cũng rất tuyệt. Một ít chuối hột khô có thể làm giảm vị đắng trong hà thủ ô. Bên cạnh đó bạn cũng nên thêm một chút đậu đen xanh lòng đã được rang để tăng thêm độ thơm ngon cho rượu.
Không những mang lại hương vị thơm ngon mà sự kết hợp này còn có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe con người. Khi ở cùng nhau, hai loại dược liệu này sẽ phát huy gấp đôi công dụng, cải thiện nhiều tình trạng xấu bên trong cơ thể.
Chuối hột ngâm rượu với sâm cao đỏ
Nếu bạn vẫn e ngại vị đắng thì ngâm rượu chuối hột với sâm cao đỏ sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Bởi lẽ trong sâm cao đỏ đã có sẵn vị ngọt dịu, khi kết hợp cùng chuối hột thì sẽ càng tăng thêm hương liệu của nó và lấn át đi độ cay nồng của rượu. Phương pháp này vô cùng thích hợp với những ai yêu thích mùi vị ngọt ngào của rượu.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng rượu chuối hột
Không thể phủ nhận rằng, rượu chuối đã đem đến cho chúng ta vô vàn công dụng tích cực. Tuy vậy chúng ta vẫn phải sử dụng chúng đúng có liều lượng, không nên lạm dụng, phụ thuộc quá mức vào loại rượu này. Mặc dù nó được xếp vào hàng rượu thuốc nhưng không đồng nghĩa với việc có thể sử dụng bất chấp, không kiêng cữ.
Mỗi ngày chúng ta chỉ nên uống từ 10-20ml rượu chuối hột trong bữa ăn. Do dùng rượu trắng để ngâm nên các phần trong chuối sẽ tiết ra và khuếch tán đều, khiến rượu thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Mỗi ngày không được dùng quá 30ml rượu vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Đã có rất nhiều trường hợp uống rượu vô tội vạ vì cho rằng đây là một loại thuốc quý. Trên thực tế, thuốc nào cũng sẽ có ba phần độc, việc uống lâu ngày dài tháng dễ dẫn đến trường hợp độc tính tụ lâu ngày gây ngộ độc. Rượu cũng có nồng độ cao nên khi uống cần phải chú ý để không hưởng đến các cơ quan nội tạng khác.
Hơn thế nữa, nếu dùng rượu chuối hột trong thời gian liên tục có thể gây kích ứng niêm mạc do ngộ độc tanin. Người bị trĩ, đau dạ dày và phụ nữ có thai không nên dùng loại rượu này. Kể cả người huyết áp cao cũng được khuyến cáo là không nên dùng.
Lời kết
Rượu chuối hột là loại rượu đã có từ lâu và rất người được người dân Việt ưa thích bởi hương vị thơm ngon, dễ uống lại còn có thể chữa bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý khi sử dụng để không xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc bởi tác dụng phụ của rượu.