Ở Việt Nam số lượng các ngày lễ tết, hay các ngày lễ khác trong năm vô cùng nhiều. Vì vậy, không thể tránh khỏi những tình huống phải uống rượu và đôi khi lại quá chén đến mức quên cả lối về. Uống nhiều dẫn đến mệt mỏi và uể oải cho những ngày sau, cho nên nhiều người hay thắc mắc xem có cách uống bia không say để giảm thiểu những tình huống trên.
Nên ăn gì trước khi uống bia
Một trong những cách uống bia không say đó là bạn nên ăn trước khi uống khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Dưới đây là một số món ăn hoặc một số nhóm sản phẩm mà bạn có thể ăn trước khi uống bia:
Các nhóm thực phẩm giàu hàm lượng chất béo
Phô mai hoặc bơ, đối với những thực phẩm này sau khi ăn sẽ tạo thành một lớp giống như lớp bông thấm ở trong bao tử, làm cho cơ thể hạn chế hấp thụ chất cồn nhanh, nhờ vậy mà bạn có thể sẽ lâu say hơn.
Bánh mì nướng là cách uống bia không say
Ăn bánh mì trước khi uống rượu bia, cũng là một trong những cách uống bia không bị say hiệu quả, bởi vì nó cũng sẽ giúp cho cơ thể hấp thụ chất cồn chậm lại, kéo dài thời gian bị say lên.
Vitamin – chất chống oxy hóa cũng là cách uống bia không say
Đối với những người thường xuyên phải đi tiếp khách nhiều và không có thời gian ăn uống. Có thể sử dụng các viên vitamin tổng hợp chứa các chất chống oxy hóa để làm tăng thời gian chống say rượu lên một cách tốt nhất. Chỉ cần uống hai viên 50mg B6 cùng với một viên B100, sẽ giúp bạn giảm say lên đến một nửa.
Gan lợn là thực phẩm giúp cách uống bia không say
Đây không chỉ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn có khả năng nâng cao đề kháng với chất cồn trong cơ thể, đối với những người thường hay uống rượu bia sẽ thường hay thiếu hụt vitamin B một cách trầm trọng, vì vậy mà gan heo là một trong những nguồn cung cấp vitamin B dồi dào nhất.
Cách uống bia không say – Dùng lòng đỏ trứng gà
Uống hai lòng đỏ trứng gà trần với một chút muối, cách này có tác dụng giống như tạo một lớp màng để bảo vệ thành dạ dày, cùng với đó nên uống thật nhiều nước để cơ thể nhanh chóng đào thải chất cồn ra bên ngoài. Đây có thể coi là một trong những cách uống bia không bị say được áp dụng nhiều nhất.
Cách uống bia không say: Vừa ăn vừa uống bia
Một trong những bí quyết cách uống bia không bị say đó là làm giảm tốc độ lượng cồn đi vào trong máu của bạn. Về cơ bản rượu bia sẽ đi vào máu qua dạ dày và ruột non, vì vậy, khi uống rượu bia với chiếc dạ dày trống rỗng, lượng cồn sẽ vào máu nhanh hơn, làm cho bạn nhanh say. Dưới đây là thực phẩm nên ăn khi uống bia:
Các loại thực phẩm nên ăn cùng khi uống bia
Cách uống bia không say mà bạn cần biết là ăn lót dạ trước hoặc vừa ăn vừa uống để làm chậm thời gian cồn ngấm vào cơ thể. Các loại thực phẩm khuyên nên ăn nhiều khi uống bia rượu như:
- Các món dễ tiêu hóa như cháo hay súp rất được ưa chuộng, đặc biệt là cháo bát bảo, bởi trong đây chứa nhiều lạc, hạnh nhân và đường. Đây là một trong những món ăn có dinh dưỡng phong phú và năng lượng cao rất tốt cho dạ dày người uống bia.
- Các món làm từ đậu phụ cũng là một trong những món ăn nên gọi để ăn kèm khi uống rượu bia, không chỉ ngon mà còn có công dụng bảo vệ dạ dày một cách tương đối hiệu quả.
- Nấm được xem là một trong những loại thuốc giải độc mạnh, theo như các cuộc nghiên cứu, người hay phải uống rượu bia nên ăn nấm thường xuyên để không chỉ bảo vệ dạ dày mà con bảo vệ gan rất tốt.
- Hoa quả cũng là một trong những loại thực phẩm cực kỳ tốt, không chỉ bổ sung thêm vitamin, mà còn bổ sung thêm nước và nhiều chất xơ giúp giảm khả năng hấp thụ cồn vào cơ thể và hồi phục nhanh hơn nhờ có vitamin.
- Các món khoai (không chiên): Vô cùng giàu carbohydrate, vì vậy khi khi kết hợp với cồn sẽ làm giảm lượng cồn được hấp thụ vào cơ thể. Hơn hết, khoai cũng là một thực phẩm dồi dào vitamin B, sẽ bù đắp cho cơ thể vitamin B nhanh chóng khi phải uống bia.
Các loại thực phẩm không nên ăn cùng khi uống bia
Bên cạnh những món ăn và thực phẩm nên dùng khi uống rượu bia, thì còn có một số thứ nên tránh và tuyệt đối không nên sử dụng khi muốn biết cách uống bia không bị say như:
- Cam, quýt, bưởi, hoặc những trái cây có vị chua: Rượu bia sẽ có ảnh hưởng xấu đến bao tử của bạn, thế nên, ăn những trái cây chua lúc đang say sẽ ảnh hưởng đến bao tử một cách nghiêm trọng, nặng hơn là bạn sẽ có thể bị loét bao tử.
- Socola: Trong socola chứa rất nhiều dầu, chất béo và sữa, đa phần những chất này sẽ dễ gây nên hiện tượng kích ứng dạ dày, tạo cảm giác vô cùng khó chịu khi bạn đang trong trạng thái say xỉn.
- Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay các món ăn được chế biến với nhiều dầu mỡ cũng là những thực phẩm không nên ăn khi uống bia rượu như: khoai tây chiên,đùi gà chiên, cánh gà chiên… chắc chắn 100% các món ăn trên sẽ gây kích ứng dạ dày của bạn hơn lên một nghìn lần khi uống rượu bia và những đồ uống có chứa cồn khác.
- Pizza, phô mai: Pizza chắc hẳn là món ăn khoái khẩu của nhiều người yêu thích béo hay phô mai các loại, nhưng phải chia buồn với bạn rằng đây là một trong những món ăn không nên ăn khi uống rượu bia bởi, nó sẽ khiến bạn bị ợ chua, tức ngực hoặc thậm chí là ói mửa, đau bụng.
Có được trộn nhiều loại bia lại với nhau không?
Một trong những điều hết sức lưu ý, cách uống bia không say đó là tuyệt đối không được pha trộn rượu bia với nhau, cũng như các loại đồ uống có gas. Việc pha trộn rượu bia hoặc các đồ uống có cồn với những loại nước có gas sẽ làm cho bạn nhanh chóng say hơn, bởi vì phản ứng tạo bọt khí của các loại nước có gas sẽ làm cho chất cồn ngấm vào máu một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, việc trộn các loại bia khác nhau để uống cũng sẽ làm cho bạn say nhanh hơn do độ cồn chênh lệch và cơ thể không thích ứng kịp với các mức độ ethanol khác nhau.
Cách uống bia không say: Nắm rõ tửu lượng của mình
Say rượu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn, do đó nắm rõ tửu lượng là một trong những cách uống bia không bị say và để tránh những hậu quả to lớn mà rượu bia gây ra. Tùy vào mỗi người mà tửu lượng sẽ có sự chênh lệch khác nhau, phải dựa theo trọng lượng cơ thể, giới tính, tuổi tác,…vào mỗi thời điểm sức khỏe mà tửu lượng của bạn cũng khác. Chính vì vậy, bạn nên tránh vượt quá mức an toàn để đảm bảo sức khỏe sau những buổi tiệc tùng, lễ hội hay những buổi tiếp khách.
Trong hầu hết các trường hợp, một người bình thường tiêu thụ khoảng 300-350ml rượu (nồng độ 4%), 150-200ml rượu sâm banh (nồng độ 11%) và 50ml rượu khác (nồng độ 17-20%) là mức độ tiêu chuẩn.
Sử dụng thuốc chống say
Là người Việt Nam, hầu hết ai cũng biết uống rượu, đặc biệt là đàn ông. Việc uống một ly nhỏ trước bữa ăn để kích thích tiêu hóa và giúp bữa ăn ngon miệng hơn là điều mà nhiều người hay làm. Tuy nhiên, trong những dịp vui như lễ Tết, các buổi xã giao, hội họp, mọi người có xu hướng uống quá nhiều, một trong những cách uống bia không bị say đó là dùng sự trợ giúp của các loại thuốc chống say rượu.
Dùng thuốc chống say rượu nên hay không?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giải rượu cũng như là cách uống bia không say. Đa phần đều được làm từ những chế phẩm tylenol, pamin, decolgen aspirin, paracetamol… có khả năng giúp ta giảm nhức đau đầu, sốt hoặc đau nhức.
Nhưng với những nguy hiểm tiềm tàng của các loại thuốc trên đối với sức khỏe cơ thể. Chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết và không được lạm dụng các loại thuốc này quá nhiều, bởi nó có thể gây ra một số bệnh vô cùng nguy hiểm.
Những nguy hiểm tiềm tàng của thuốc chống say
Ngoài ra, khi bạn sử dụng thuốc chống say rượu, bạn vô tình giữ lại những chất độc mà cơ thể đang cố gắng đào thải thông qua cơ chế bảo vệ của chính nó. Aspirin và paracetamol là hai thành phần vô cùng độc cho gan, khi kết hợp với rượu còn gây kích ứng niêm mạc dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
Hơn nữa, nếu nồng độ paracetamol trong máu quá cao, vượt quá khả năng làm việc của tế bào gan, chất độc tích tụ lâu dần có thể gây ung thư gan. Do đó, không nên dùng thuốc chống say rượu thường xuyên vì chúng sẽ tiếp tục giữ lại các chất độc trong cơ thể mà gan không thể lọc được. Hệ quả là gan bị tổn thương nghiêm trọng, về lâu dài còn có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Thực tế, thuốc giải rượu không phải là thần dược mà chỉ là thuốc bổ trợ. Có thể hiểu đơn giản là khi rượu vào cơ thể sẽ biến thành acetaldehyde, một chất gây ra các triệu chứng bất tỉnh. Thành phần thuốc giải độc giúp giảm sự hình thành acetaldehyde và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ rõ về hiệu quả của thuốc chống say rượu. Điều duy nhất mà bạn có thể cảm nhận đó là khi sử dụng nó có tác dụng giúp bạn làm chậm quá trình bị say rượu. Ngoài ra, những loại thuốc này chỉ giúp một phần nào đó người say rượu tránh bị nhức đầu.
Kết luận
Sau mỗi cuộc vui, ai cũng nghĩ đến cách uống bia không say và tỉnh táo nhưng nhiều khi vui quá mà nhiều người quên mất mục đích chính. Mong rằng thông qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích trước khi lâm trận lăn xả hết mình với các bữa tiệc, cũng như có cho mình những mẹo hay trên bàn nhậu.