Phân biệt các loại bia Craft như Ale, Pale Ale India Pale Ale (IPA), Lager… chưa bao giờ là một điều dễ dàng, đặc biệt là với những người mới nhập môn. Đó là chưa kể, những khái niệm này còn được mở rộng hơn mỗi ngày bởi sự giao thoa, học hỏi giữa các phương thức ủ bia khác nhau trên thế giới. Để bạn có một nền tảng rõ ràng, giúp việc tìm hiểu về bia craft dễ dàng hơn, East West Brewing sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ khái niệm của 2 dòng bia craft chính: Ale và Lager, và vì sao Lager đôi khi là bia craft hoặc không.
Bia craft Ale
Ale là thuật ngữ rộng, dùng để chỉ rất nhiều loại bia thủ công. Xét về thị trường các loại bia craft, bia Ale hiện chiếm ưu thế hơn bia Lager. Một điểm chung của các loại Ale là chúng đều được ủ từ men ấm. Phương pháp ủ bia Ale là quá trình lên men ở nhiệt độ cao, nhờ thế mà thành phẩm thường sẽ ngọt, vị bia đậm với hương trái cây và hoa bia khá rõ rệt.
Bia Ale có rất nhiều loại, dưới đây là một số dòng Ale thường thấy:
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Nấu bia craft sử dụng những nguyên liệu gì? Quy trình nấu?
- Điểm mạnh của bia craft khiến nhiều người dùng quan tâm
- Tác dụng của bia craft đối với sức khỏe người sử dụng
Pale ALE
Pale Ale được định nghĩa là dòng bia có màu nhạt hơn so với dòng Ale trung bình dựa trên định mức lúa mì và ngũ cốc được thêm vào trong quá trình ủ bia. Cái tên Pale Ale lấy cảm hứng từ loại đại mạch Pale Barley, với hoa bia, giấm và nước, cùng nhiều thành phần khác.
Thành phần của các loại bia Craft dòng Pale Ale rất phong phú. Sự phong phú này trong nguyên liệu dẫn đến vô vàn hương vị khác nhau của các loại Pale Ale. Ví dụ, bia Pale Ale được làm từ đại mạch của Anh sẽ cho ra vị khác với dòng Pale Ale được làm ở những xưởng ủ bia của Mỹ.
Tuy Pale Ale có hương vị nồng hơn nhiều so với nhiều loại bia phổ thông trên thị trường nhưng trong chuỗi bia craft, đây thuộc vào dòng bia nhẹ. Nếu so sánh với loại bia tối màu và đậm hơn như Stout hay Porter, Pale Ale hẳn sẽ là một lựa chọn dễ uống hơn cho những ai ưa thích sự nhẹ nhàng bởi cấu trúc loãng và độ cồn nhẹ.
India Pale Ale
IPA là một dòng bia nhánh của Ale với sự khác biệt chính là thành phần hoa bia. Hoa bia (tên khoa học: Humulus lupulus) là một loại hoa gắn liền với công nghiệp sản xuất bia từ thế kỷ thứ IX.
Mục đích sử dụng ban đầu của hoa bia là một nguyên liệu giúp bảo quản bia nhờ vào đặc tính kháng khuẩn của nó. Nhưng dần về sau này, hoa bia dần trở thành nguyên liệu chính yếu để tạo độ đắng độc đáo của bia craft.
Sự kết hợp của hơn 100 loại hoa bia khác nhau cho phép người uống được nếm trải một bộ sưu tập hương liệu dồi dào, từ đắng, thơm, chua, ngọt, dịu, thậm chí là mang mùi vị của các loại trái cây nhiệt đới.
Các loại bia Craft IPA thường chỉ tập trung vào hoa bia, có nghĩa hoa bia sẽ là thành phần định hướng cho cả quá trình ủ bia. Việc tập trung vào tính tương tác và sự cân bằng của hoa bia với những nguyên liệu thành phần khác chính là dấu ấn giúp IPA phân biệt mình với các loại bia craft khác.
Porter
Xuất xứ của Porter, một trong hai loại bia đen trứ danh là vào thế kỉ 18 tại thủ đô London phồn hoa của Anh Quốc. Đây là nơi đầu tiên mà “lúa mạch rang” được sử dụng trong những mẻ bia thơm và trở thành món uống yêu thích của giới lao động tại London thuở bấy giờ. Chính vì xuất thân khá “bình dân” như thế, cùng màu nâu đen mạnh mẽ, cái tên Porter (phu khuân vác) cũng được gắn với dòng bia này từ đó. Porter được yêu thích bởi hương vị khen khét đặc trưng của cà phê hay sô cô la. Các loại bia craft này cân bằng hoàn hảo giữa lúa mạch và hoa bia, với độ cồn dao động từ 4% – 7%.
Stout
Có thể bạn quan tâm:
- Bia Leffe – Tìm hiểu thông tin về loại bia nổi tiếng đến từ Bỉ
- Bia Chimay – Hương vị truyền thống của hơi men đến từ Bỉ
Stout được xem là các loại bia Craft anh em với Porter, và thật ra nếu uống một ly bia đen, không nhiều người phân biệt được đấy là Porter hay Stout. Stout sinh sau đẻ muộn hơn, là kết quả của những nghệ nhân ủ bia muốn tạo ra biến thể mới từ Porter mang dấu ấn của riêng mình. Bia Stout có hương vị khét, cafe đậm đà hơn và độ cồn cao hơn, khoảng 7% – 8%.
Ngoài yếu tố lịch sử, khác biệt lớn nhất giữ Porter và Stout nằm ở tỉ lệ lúa mạch thường và lúa mạch đã được rang lên. Tỉ lệ rang càng nhiều thì bia thường nghiêng về hướng Stout hơn. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng không chính xác tuyệt đối vì còn tùy vào phong cách của nhà nấu bia, trên thị trường không thiếu các loại bia Craft Porter đậm đà và Stout nhẹ nhàng thanh thoát.
Lager
Lager ít xuất hiện trong thị trường bia craft, nhưng lại rất phổ biến ở thị trường bia công nghiệp với các thương hiệu lớn như Tiger, Budweiser, Heineken, Carlsberg… Lagers được lên men trong điều kiện lạnh: trước khi bia lager được bán ra, nó phải được bảo quản (để hoàn thiện) ở nhiệt độ lạnh trong một khoảng thời gian cố định. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp tất cả nguyên liệu bên trong có đủ thời gian hoà vào nhau để tạo ra thành phẩm cuối cùng.
Có thể bạn chưa biết, loại bia được tiêu thụ nhiều nhất toàn cầu được gọi là Pale Lager, có màu vàng rơm nhạt, ga mạnh, nhưng nồng độ cồn không cao. Theo website chuyên về bia Ratebeer.com, Pale Lager có nồng độ cồn (ABV) vào khoảng 4-6%. Đó chính là các loại bia công nghiệp mà bạn vẫn hay uống: Tiger, Budweiser, Heineken, Carlsberg…
Trên đây là những thông tin về các loại bia Craft theo chuẩn quốc tế, nếu bạn đang có sự tò mò về hương vị thì có thể lựa chọn một trong các loại trên để thưởng thức nhé.